logo
Top 5 tiêu chuẩn về người thầy trong xã hội hiện đại
Top 5 tiêu chuẩn về người thầy trong xã hội hiện đại
Tác giảAdministrator

Người thầy trong thời đại 4.0 cần phải có những tiêu chuẩn nào để giúp người học thành công, góp sức cho xã hội? Khám phá ngay top 5 tiêu chuẩn cơ bản về người thầy trong bài viết dưới đây nhé. 

 

Người thầy cần có những tiêu chuẩn về cả chuyên môn và đạo đức

Người thầy phải là tấm gương học suốt đời

Trong nghề dạy học, chất lượng học tập của  sinh viên và chất lượng hoạt động dạy học của thầy có tương quan tỉ lệ thuận với nhau, để đảm bảo chất lượng học tập của sinh viên cần quy định về trình độ năng lực của thầy.

Vì thế, chuyên nghiệp hóa nghề dạy học là cam kết của ngành giáo dục đối với xã hội về chất lượng đầu ra của sinh viên là cách để khẳng định giá trị của nghề dạy học trong xã hội. Để đáp ứng được yêu cầu đó, người thầy phải trải qua một quá trình học tập và thực hành nghề dạy một cách tích cực và kỹ lưỡng, từ đào tạo ban đầu đến bồi dưỡng liên tục trong thực tiễn dạy học.

Người thầy phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp

Người thầy là người có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ giáo dục trong các thiết chế giáo dục của xã hội và được trả công cho công việc của mình. Điều này để nhấn mạnh đến trách nhiệm đạo đức, pháp lý của người thầy trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục.

Hơn nữa, người thầy là thành viên của cộng đồng nghề giáo, tức là đảm trách một lĩnh vực hoạt động căn bản trong đời sống để duy trì sự tồn tại và phát triển của xã hội. Việc hỗ trợ cho học tập và phát triển của học sinh được xem là điều kiện sống còn cho sự thành công của người thầy.

Người thầy phải luôn rèn luyện đạo đức

Người thầy luôn phải là một chuẩn mực đạo đức để xã hội noi theo, là “kiến trúc sư trí tuệ” tạo ra thế hệ tương lai cho đất nước.

Cũng đã có nhiều cách ví von như: “một người công nhân tồi có thể làm hỏng một vài sản phẩm, một người kỹ sư tồi có thể làm hỏng một vài công trình nhưng một nhà giáo tồi có thể làm hỏng cả một thế hệ!”. 

Chính vì vậy, để nâng cao phẩm chất đạo đức của nhà giáo, mỗi một thầy, cô giáo phải hiểu, thấm nhuần tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh về giáo dục. Mỗi người phải không ngừng rèn luyện để hoàn thiện lối sống, nhân cách của mình; sống có tấm lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm với danh dự nghề nghiệp và xã hội.

Người thầy phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghề nghiệp

Với chương trình giáo dục theo định hướng nghiên cứu và ứng dụng, người thầy phải thực sự có lý tưởng nghề nghiệp, yêu nghề và nắm vững kiến thức chuyên môn được đào tạo; tích cực, chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Thầy cô giáo phải thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học. Tùy theo nội dung từng bài mà lựa cho phương pháp, kỹ thuật, hình thức dạy học phù hợp.

Người thầy phải có năng lực thực hiện kế hoạch dạy học

Năng lực này cũng đòi hỏi thầy giáo phải có kỹ năng giao tiếp (với  sinh viên, phụ huynh, doanh nghiệp,  địa phương…). Thầy giáo phải có kỹ năng quản lý hoạt động dạy học trong phạm vi trách nhiệm của mình, lôi cuốn sự tham gia nhiệt tình của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Việc hình thành kỹ năng như vậy, không phải dễ dàng mà nó là kết quả của một quá trìnhhọc tập nghiêm túc và rèn luyện tay nghề công phu.